Khám sức khỏe định kì
Nhật Bản vốn được biết đến với hệ thống chăm sóc sức khoẻ hiện đại, tuy nhiên ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” của người dân cũng đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao sức khoẻ, đặc biệt với những đối tượng có sức đề kháng kém như người cao tuổi.
Mỗi tháng một lần, gia đình thường tổ chức đưa người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ. Chính việc thăm khám đều đặn đã giúp người cao tuổi phòng tránh nguy cơ bệnh tật, cũng như kịp thời chữa trị ngay khi có những dấu hiệu lạ trong cơ thể.
Tham gia các hoạt động cộng đồng
Khuyến khích người cao tuổi thường xuyên giao lưu bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội như văn nghệ, thể thao và các công việc tình nguyện vừa là cơ hội để họ vận động, vừa giúp tinh thần trẻ trung sảng khoái, từ đó hạn chế sự cô đơn và những suy nghĩ tiêu cực.
Đặc biệt ở Nhật, nơi 75 tuổi trở lên mới được gọi là “già”, nhiều người cao tuổi vẫn hăng say lao động dù đã quá độ tuổi nghỉ hưu. Những công việc nhẹ nhàng như bán hàng tại cửa hàng tiện lợi, làm nông tại nhà…giúp người cao tuổi ở Nhật hoạt bát, dẻo dai và thấy mình luôn luôn có ích.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đa số người Nhật ưa chuộng các món ăn truyền thống làm từ nguyên liệu tươi sạch, cách chế biến ít dầu mỡ và ít gia vị như súp miso, đậu tương lên men, rau luộc, cá nướng, trà xanh,… Chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi ở Nhật thường có thêm các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để bồi bổ sức khoẻ như nhân sâm, gạo lứt hoặc vitamin với sự hướng dẫn của bác sỹ.
Bên cạnh đó, người Nhật còn có một quy tắc ăn uống là không bao giờ ăn quá no để “giảm tải” cho bộ máy tiêu hoá.
Dành nhiều tình cảm, sự quan tâm, lời động viên
Là đất nước có dân số già với 25% dân số đang trong độ tuổi nghỉ hưu, Nhật Bản luôn chú trọng ứng xử với người già bằng tình yêu thương và sự trân trọng. Dù bận rộn, người Nhật vẫn thường dành thời gian bên gia đình trong những bữa cơm sum họp, tổ chức du lịch gia đình, thăm hỏi trong những dịp lễ Tết đặc biệt.
Con cháu thường tìm đến người cao tuổi trong nhà để hỏi han kinh nghiệm, tâm sự và lắng nghe. Đặc biệt, chuyện tái hôn ở độ tuổi xế chiều để chăm sóc nhau và có thêm niềm vui là khá bình thường, con cái trong gia đình luôn tôn trọng quyết định của bố mẹ, ông bà.
Kiên nhẫn và tôn trọng
Tại Nhật, khái niệm “trường thọ” không đơn thuần chỉ là sống lâu mà còn gồm cả sống khoẻ mạnh bằng chính sức lực của bản thân. Vì thế, khi người cao tuổi sức khỏe đã yếu, mất dần khả năng chăm sóc bản thân, con cái sẽ ra sức hỗ trợ để họ rèn luyện lấy lại sự tự chủ.
Đặc biệt đối với vấn đề nhạy cảm như vệ sinh cá nhân, khuyến khích người cao tuổi tự chủ để bảo vệ lòng tự tôn còn thể hiện thái độ tôn trọng con cái dành cho cha mẹ mình. Một trong những phương pháp giúp người cao tuổi rèn luyện tính tự chủ được áp dụng rộng rãi tại Nhật chính là lựa chọn sản phẩm chăm sóc vệ sinh phù hợp với khả năng đi lại.
Theo đó, người có thể đi lại được khuyến khích mặc tã quần vì loại tã này có thiết kế như quần lót, dễ mặc hoặc thay, thuận tiện cho việc tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, tã quần còn đóng vai trò “người bảo vệ” giúp người cao tuổi an tâm sinh hoạt mà không lo bị tràn tã hoặc không đến kịp nhà vệ sinh.
Với người cao tuổi bị hạn chế khả năng vận động (nằm liệt giường, ngồi xe lăn), người Nhật luôn tỏ ra cẩn trọng và kiên nhẫn dù việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn. Họ lựa chọn loại tã dán có thiết kế đáp ứng nhu cầu cao về thấm hút, rất thuận tiện để con cái chăm sóc thay mới cho cha mẹ đang nằm.
Ngoài ra, có thể dùng miếng lót bổ sung dễ thay và tiết kiệm chi phí nếu sử dụng tã dán số lượng lớn. Đối với bệnh nhân nằm viện, có thể sử dụng thêm tấm đệm lót là sản phẩm bổ trợ ngăn chất thải tràn ra giường chiếu, giúp việc chăm sóc dễ dàng hơn.